Nóng: Tòa án Pháp ra phán quyết có lợi cho dân buôn 'game lậu' trên Steam

(infogame.vn) - Một tòa án ở Pháp đã ra phán quyết cho phép người dùng Châu âu có quyền mua đi bán lại game trên nền tảng Steam.
Hướng dẫn nhận miễn phí game đua xe Dirt Rally trên Steam
Top game bắn súng miễn phí trên Steam
Hướng dẫn tải và chơi Ring of Elysium trên Steam
Năm 2015, Valve đã bị một tổ chức người tiêu dùng Pháp khởi kiện về những điều khoản thỏa thuận người dùng cuối (EULA) vi phạm quy định của Châu âu. Sau bốn năm, một Tòa án Tối cao của Pháp đã ra phán quyết có lợi cho người tiêu dùng, mở đường cho một kỷ nguyên mua đi bán lại game hợp pháp trên nền tảng số.
Theo phán quyết được đưa ra hồi đầu tuần này, tòa án tối cao Pháp công nhận việc mua đi bán lại game trên nền tảng Steam của người dùng là hợp pháp. Đây được xem là phán quyết lịch sử đối với cộng đồng game thủ, tuy chưa thể coi là phán quyết cuối cùng.
![]() |
Palais de Justice, cổng vào tòa án tối cao Pháp |
Nếu Valve thất bại trong việc kháng cáo và lệnh áp đặt được Tòa án Công lý Châu âu phê chuẩn, phán quyết sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Liên minh Châu âu. Trước đó, việc mua game và bán lại trên Steam là vi phạm EULA, được coi là mua bán 'game lậu'. Người mua lẫn người bán có thể bị Valve trừng phạt bằng cách bị khóa nick vĩnh viễn và không được hoàn lại tiền mua nếu bị phát hiện
Ông Doug Lombardi, đồng sáng lập của Valve cho biết phán quyết này hiện vẫn chưa có hiệu lực khi hãng vẫn có quyền kháng cáo. Hãng đang tìm cách chứng minh rằng Steam không bán game cho người dùng, mà bán dịch vụ thuê bao (subscribers).
Hiện tại, nhiều công ty game ở Châu âu đã chuyển từ hình thức bán game sang bán thuê bao theo tháng để tránh phán quyết của tòa án cũng như vi phạm các quy định khắt khe của Liên minh Châu âu.
![]() |
Hồi tháng 4 năm nay, Valve và năm nhà phát hành đã bị Ủy ban Châu âu phạt 10% doanh thu thường niên vì vi phạm chính sách Thị trường số đồng nhất khi bán game và chặn game trên Steam theo khu vực với các nước như CH Séc, Estonia, Hungary và Latvia.
Phản ứng lại phán quyết này, Valve đã tăng giá bán game trên Steam ở thị trường Châu âu, khiến người dùng ở Đức không thể mua game trợ giá [rẻ] ở Hungary hay Latvia.
Năm 2014, tòa án Úc đã ra phán quyết lịch sử buộc Steam phải đưa vào chính sách hoàn trả sản phẩm (refund). Phán quyết sau đó được Steam chấp thuận và áp dụng trên toàn cầu.